Skip to main content
Chăm sóc và bảo vệ toàn diện cho bé

Trẻ bị sún răng mẹ cần làm gì?

Biên tập babimoon
04/12/2023

Sún răng  rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt là ở nhóm 1 – 3 tuổi. Sún răng sớm có thể gây mòn răng, mất răng sớm và có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ. 

Vậy khi trẻ bị sún răng mẹ cần làm gì? Bài viết dưới đây không chỉ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng sún răng mà còn cung cấp những giải pháp để hạn chế tình trạng này. Ba mẹ tham khảo bài viết nhé!

1. Mẹ có biết như thế nào là “sún răng”?

“Sún răng” là bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ. Từ 1 đến 3 tuổi thường là thời kỳ mà hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất. Nhưng liệu mẹ có biết đúng “sún răng” là gì?

Cấu tạo của răng gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, sau đó đến men răng và ngà răng. Tuy nhiên, lớp men răng và ngà răng của trẻ em tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp và nhạy cảm nên rất dễ bị sâu, tổn thương. Khi men răng bị tổn thương, răng của trẻ sẽ dần bị mủn và tiêu đi, làm giảm thể tích thân răng. Tình trạng này được gọi là sún răng.

2. Răng bị sún có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn không?

Quá trình rụng răng sữa của trẻ là một phần quan trọng trong việc phát triển hàm răng, bắt đầu từ khoảng 5-6 tuổi và kết thúc vào 12-13 tuổi. Mỗi chiếc răng sữa sẽ được thay thế bởi một chiếc răng vĩnh viễn trong khoảng 6-12 tháng sau khi rụng đi. Tuy nhiên, khi trẻ gặp bị sún răng, thời gian này có thể bị thay đổi rất nhiều.

Nếu răng sữa bị sún trước thời gian dự kiến, trẻ sẽ phải đối mặt với một khoảng thời gian không có răng thay thế. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn uống, tiêu hóa, và thậm chí là phát âm. Hơn nữa, răng sữa bị sún còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hại, không chỉ ảnh hưởng đến chiếc răng bị sún mà còn gây tác động tiêu cực đến răng vĩnh viễn và lợi.

Đặc biệt, tình trạng sún răng có thể làm thay đổi quá trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn đến sai lệch vị trí răng vĩnh viễn sau này. Nguyên nhân do răng bị sún và hỏng sớm, khiến lợi đóng kín nhanh hơn, gây khó khăn cho răng vĩnh viễn mọc lên. Không những làm xấu hàm răng của con mà còn có thể dẫn đến tình trạng đau đớn cho trẻ khi răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí. 

3. Khi trẻ bị sún răng, mẹ cần làm gì?

Khi phát hiện con bị sún răng, ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp can thiệp tại nhà để hỗ trợ và làm chậm tốc độ lây lan của tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả:

3.1. Can thiệp tại nhà

 – Dùng nước muối sinh lý:

Nước muối sinh lý, với đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp làm chậm tốc độ lây lan của răng sún. Bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để cho trẻ súc miệng hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

– Dùng lá trầu không:

Lá trầu không chứa các thành phần kháng khuẩn, giúp làm chậm quá trình sún răng. Bố mẹ chỉ cần dùng 3 – 5 lá trầu không già, rửa sạch và giã nhuyễn, sau đó đắp lên vị trí răng sún trong 3 – 5 phút hoặc đun nước lá trầu không rồi cho trẻ súc miệng hàng ngày.

3.2. Can thiệp nha khoa

Khi tình trạng răng sún tiến triển nặng hơn, việc đưa trẻ đến khám bác sĩ nha khoa là tốt nhất để biết chính xác về tình trạng răng của con. Bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp, tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe răng miệng của trẻ. Một số biện pháp điều trị nha khoa cho tình trạng sún răng có thể là:

– Trám răng:

Nếu răng sún nhẹ, trám răng có thể được thực hiện để ngăn chặn sún răng nặng hơn.

– Giữ lại hoặc nhổ bỏ:

Nếu tình trạng răng sún nặng và vi khuẩn đã phát triển lỗ sâu lớn, bác sĩ sẽ xem xét giữ lại hoặc nhổ bỏ tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.

Để phòng ngừa sún răng và bảo vệ men răng, từ 1 tuổi mẹ nên kết hợp sử dụng xịt chống sâu răng Babimoon trong chu trình chăm sóc răng miệng cho trẻ. Sản phẩm chứa các thành phần như Ovopron DC nhập khẩu từ Nhật Bản, chiết xuất Trà xanh, Xylitol, Natri Florid và thảo dược khác giúp ngừa sâu răng, phục hồi men răng.

Các thành phần ở dưới dạng hạt siêu nhỏ khi xịt phun sương nên dễ dàng len lỏi vào các kẽ răng của bé, giúp loại bỏ sạch vi khuẩn và mảng bám ở sâu kẽ răng và chân răng, giúp bảo vệ lớp mem răng cho bé. Thành phần lành tính, an toàn nên bé có thể nuốt được và sau khi sử dụng  không cần xịt lại với nước.

Bài viết trên đã giúp mẹ trả lời câu hỏi khi trẻ bị sún răng mẹ cần làm gì? Vậy nên là những người mẹ thông thái, ngoài việc chăm sóc con để con có thể phát triển thể chất như các bạn đồng trang lứa mẹ nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng để con được bảo vệ toàn diện nhất mẹ nhé!

 

babimoon

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.